Sunday, June 16, 2013

How can you get 3-way, 4-way, 5-way or more cross tabulation in Stata?

The tabulate command is great for 2-way cross tabulations. But how do you do 3-way, 4-way, 5-way of more cross tabulations? The answer is to use the table command with the contents(freq) option. Here is the general form of the table command.
table row_variabble column_variable super_column_variable, by(super_row_var_list) contents(frq)
Before we begin let's load the dataset and create an additional categorical variable, read_level.
* create new categorical variable
gen read_level=read>=55
label define read_level 0 "low" 1 "high"
label values read_level read_level* create new categorical variable

gen read_level=read>=55

label define read_level 0 "low" 1 "high"

label values read_level read_level
We begin by looking at all of the 1-way tables for our categorical variables.
tab1

-> tabulation of prog  

    type of |
    program |      Freq.     Percent        Cum.
------------+-----------------------------------
    general |         45       22.50       22.50
   academic |        105       52.50       75.00
   vocation |         50       25.00      100.00
------------+-----------------------------------
      Total |        200      100.00

-> tabulation of ses  

        ses |      Freq.     Percent        Cum.
------------+-----------------------------------
        low |         47       23.50       23.50
     middle |         95       47.50       71.00
       high |         58       29.00      100.00
------------+-----------------------------------
      Total |        200      100.00

-> tabulation of female  

     female |      Freq.     Percent        Cum.
------------+-----------------------------------
       male |         91       45.50       45.50
     female |        109       54.50      100.00
------------+-----------------------------------
      Total |        200      100.00

-> tabulation of honors  

      honors |
     english |      Freq.     Percent        Cum.
-------------+-----------------------------------
not enrolled |        147       73.50       73.50
    enrolled |         53       26.50      100.00
-------------+-----------------------------------
       Total |        200      100.00

-> tabulation of read_level  

 read_level |      Freq.     Percent        Cum.
------------+-----------------------------------
        low |        117       58.50       58.50
       high |         83       41.50      100.00
------------+-----------------------------------
      Total |        200      100.00
Next the 2-way table.
tab prog ses

   type of |               ses
   program |       low     middle       high |     Total
-----------+---------------------------------+----------
   general |        16         20          9 |        45 
  academic |        19         44         42 |       105 
  vocation |        12         31          7 |        50 
-----------+---------------------------------+----------
     Total |        47         95         58 |       200 
Now the 3-way table.
table prog ses female, contents(freq)

------------------------------------------------------------
          |                  female and ses                 
type of   | -------- male --------    ------- female -------
program   |    low  middle    high       low  middle    high
----------+-------------------------------------------------
  general |      7      10       4         9      10       5
 academic |      4      22      21        15      22      21
 vocation |      4      15       4         8      16       3
------------------------------------------------------------
Followed by a 4-way table.
table prog ses female, by(honors) contents(freq)

---------------------------------------------------------------
honors       |
english and  |                  female and ses                 
type of      | -------- male --------    ------- female -------
program      |    low  middle    high       low  middle    high
-------------+-------------------------------------------------
not enrolled |
     general |      7      10       2         7       8       4
    academic |      3      17      12         9      16       8
    vocation |      4      14       4         6      14       2
-------------+-------------------------------------------------
enrolled     |
     general |                      2         2       2       1
    academic |      1       5       9         6       6      13
    vocation |              1                 2       2       1
---------------------------------------------------------------
Finally a 5-way table.
table prog ses female, by(honors read_level) contents(freq)

---------------------------------------------------------------
honors       |
english,     |
read_level   |                  female and ses                 
and type of  | -------- male --------    ------- female -------
program      |    low  middle    high       low  middle    high
-------------+-------------------------------------------------
not enrolled |
low          |
     general |      4       5       1         6       6       4
    academic |      2       8       7         8      12       3
    vocation |      4      11       3         6      12       2
-------------+-------------------------------------------------
not enrolled |
high         |
     general |      3       5       1         1       2        
    academic |      1       9       5         1       4       5
    vocation |              3       1                 2        
-------------+-------------------------------------------------
enrolled     |
low          |
     general |                                2               1
    academic |              2       2         1       1       1
    vocation |                                1       1       1
-------------+-------------------------------------------------
enrolled     |
high         |
     general |                      2                 2        
    academic |      1       3       7         5       5      12
    vocation |              1                 1       1        
--------------------------------------------------------------- 

Buồn

Thursday, June 13, 2013

Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country

Câu nói ""Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" là một câu châm ngôn của thành đoàn thành phố hồ chí minh. Nhưng chúng ta hãy xem lại câu nói đo bắt đầu từ đâu.
Câu nói: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc?" trở nên cũng khá quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ. Tuy nhiên một số giáo viên hiện nay không tìm hiểu kỹ càng tác giả của câu nói này là ai, cứ nghe Nhạc sĩ Vũ Hoàng đưa vào bài hát Khát vọng tuổi trẻ do các đoàn viên TN hay hát, rồi tự nhận đó là câu nói của Bác Hồ(?). Các thầy đã không biết nói như thế là sai, lại còn dạy các em điều ấy nên khi con gái út của tôi cùng các bạn của nó hỏi, tôi trả lời là của Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy, chúng lại không tin, bảo là chính Thầy nó dạy như vậy. Thầy phụ trách Đoàn Thanh niên ấy.
Nay tôi phải trích dẫn từ Wikipedia phần giải thích về xuất xứ câu nói, về dịch lời và cả về chuyện bản quyền câu nói trên để những ai quan tâm muốn tìm hiểu nhận định cho rõ ràng hơn.
Dịch câu
Xin hỏi câu tiếng Anh này dịch như thế nào cho đúng: “Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country.”
Ở Việt Nam, phần lớn các Đoàn viên Thanh niên đều biết đến bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, trong đó có đoạn: "...Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Bạn có thể hiểu như thế. Casablanca1911 06:37, ngày 27 tháng 12 năm 2005
Câu này chính xác là của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 nhưng không hiểu sao lại trở thành câu nói cửa miệng của nhiều Đoàn viên Việt Nam (có lẽ do lời bài hát của tác giả Vũ Hoàng). Có một điều quan trọng là hình như mọi người đang dịch sai câu này (có lẽ do thói quen). Động từ can dịch là có thể. Câu này đáng lý ra nên dịch là: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc". linhbach 08:17, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nhân đây tôi có một thắc mắc là không biết nhạc sĩ Vũ Hoàng có phạm luật vi phạm bản quyền hay không? Câu nói này là do nhạc sĩ Vũ Hoàng lấy từ Tổng thống Kennedy.
Chắc là không. Luật bản quyền hiện đại thường quy định quyền tác giả giữ tối đa trong vòng 100 năm sau khi tác giả mất. Sau thời gian đó, nó trở thành tài sản chung của nhân loại. Xem quyền tác giả, phạm vi công cộng, công ước Bern, ... -Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:34, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Năm Kennedy nói câu này là 1961, đến nay chưa tròn nửa thế kỷ. Vậy ông ta vẫn được coi là người giữ bản quyền câu này. Tôi nghĩ tác giả Vũ Hoàng cần phải chú thích rõ câu này lấy từ đâu trong bài hát của mình mới gọi là fairplay. Nếu không dễ bị xem là đạo văn của người khác. 210.245.31.17 12:33, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Một câu nói thì không bao giờ được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh, cho nên không thể đặt ra vấn đề bản quyền ở đây. Theo điều 102 khoản a)- của luật quyền tác giả Hoa Kỳ thấy: "Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị..." và khoản b)- "Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó". Cũng không thể nói là Tổng thống Kennedy đã phát minh ra câu nói này và câu nói đó hoàn toàn có thể có những người khác nói trước cả ông này. Cho nên, không thể nói rằng Vũ Hoàng "đạo văn" Kennedy. Vương Ngân Hà 11:43, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)


Nguồn

Saturday, June 8, 2013

Khi “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân vào cuộc vụ đánh ghen rùng rợn nhất Sài Gòn

Khi vụ tạt axít xảy ra, bà Trần Lệ Xuân đang ở nước ngoài, nhưng cũng biết được vụ việc qua báo chí. Một tuần lễ sau bà về tới Sài Gòn, việc đầu tiên là bà chỉ đạo Nha An ninh phải vào cuộc, xử thật nặng những kẻ gây ra tội ác.

Đích thân Trần Lệ Xuân cũng tới thăm Cẩm Nhung, rồi thu xếp đưa cô đi nước ngoài chữa trị, nhưng tất cả đều vô ích, không gì có thể cứu vớt cuộc đời cô vũ nữ.
Cả Sài Gòn hồi hộp theo dõi
Không chỉ ra lệnh bắt xử những kẻ tạt axít, bà Lệ Xuân còn chỉ đạo cho ngừng hoạt động tất cả các vũ trường, vì theo bà đó là nguồn gốc của ăn chơi sa đọa, tan nát gia đình và tội ác.
Bà ra lệnh cho kiểm tra tất cả các tướng tá Sài Gòn xem ai có vợ nhỏ phải kỷ luật, hạ cấp hoặc loại khỏi quân đội. Sài Gòn vốn sôi động về đêm, những ngày sau đó trở nên đìu hiu khi mà hàng trăm vũ trường nhộn nhịp phải đóng cửa theo lệnh của bà cố vấn.
Các tướng tá Sài Gòn thì khỏi phải nói, chạy lo đủ kiểu để không bị phát hiện là có vợ nhỏ. Sau giờ làm việc, các đấng phu quân ở Sài Gòn chạy thẳng về nhà với vợ con, để cô vợ không nổi hứng tố cáo với bà cố vấn là chồng mình đã có vợ nhỏ thì sự nghiệp nhà binh coi như đổ sông đổ biển.

Trần Lệ Xuân trả lời phỏng vấn ở sân bay Tân Sơn Nhất.


Con đường công danh, sự nghiệp của Thức “công binh” cũng bỗng chốc chấm hết, bao nhiêu bổng lộc trong ngành xây dựng công trình quân sự bỗng chốc mất trắng, ông bị buộc phải giải ngũ, trở về làm dân.
Một phiên tòa xét xử vụ tạt axít đã được gấp rút mở sau đó gần 3 tháng. Bà Năm Ra đô và tên du đãng tạt axít bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù, một tên đồng bọn khác bị phạt 15 năm tù.
Thế nhưng, chỉ vài tuần sau, khi vụ án còn đang bị kháng cáo, thì chế độ Ngô Đình Diệm đã bất ngờ sụp đổ với cái chết của 2 anh em nhà họ Ngô, bà Lệ Xuân phải sống lưu vong.
Chính trường Sài Gòn sau cái chết của anh em nhà họ Ngô đã rối ren suốt mấy năm trời, không ai quan tâm đến vụ tạt axít cô vũ nữ Cẩm Nhung. Không thấy nền “đệ nhị cộng hòa” của Nguyễn Văn Thiệu đưa ra xét xử.
Sau đó vợ chồng Thức “công binh” đã chia tay nhau, người chồng về quê sống ẩn dật, còn bà Năm Ra đô thì gửi thân nơi cửa Phật, có lẽ bà muốn nhờ cửa Phật từ bi gột rửa tội lỗi khủng khiếp mà bà đã gây ra.
Lại nói về Cẩm Nhung, ca axít đậm đặc đã phá hủy toàn bộ khuôn mặt của cô vũ nữ, đôi mắt của nạn nhân cũng bị phỏng rất nặng. Các bệnh viện ở Sài Gòn đều bó tay, chỉ có thể cứu được mạng sống của Cẩm Nhung, còn đôi mắt, khuôn mặt thì không thể cứu chữa.
Bà Trần Lệ Xuân đã đích thân đến bệnh viện thăm nạn nhân, trực tiếp nghe các bác sĩ trình bày tình trạng thương tật. Sau đó, vợ chồng bà Trần Lệ Xuân đã chỉ đạo cho Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa ở Nhật Bản thu xếp đón Cẩm Nhung qua Nhật Bản chữa trị thương tật.
Một ngày cuối tháng 9.1963, Cẩm Nhung được đưa lên máy bay sang Nhật Bản. Thế nhưng, nền y học của Nhật Bản cũng phải chịu thua, không thể phục hồi dung nhan và đôi mắt cô vũ nữ. Hai tháng sau, Cẩm Nhung trở về nước, lúc Sài Gòn đã đổi chủ. Bà Trần Lệ Xuân từng hứa “bảo bọc trọn đời” cho Cẩm Nhung giờ đã sống lưu vong ở nước ngoài.
Trả thù đời
Từ đỉnh cao danh vọng bỗng chốc rơi xuống tận cùng địa ngục, Cẩm Nhung trong đau khổ tuyệt vọng, đã lao vào đập phá, uống rượu, hút thuốc... Để “trả thù đời”, Cẩm Nhung sẵn sàng ngã vào lòng của bất cứ người đàn ông nào, không cần tiền bạc hay điều kiện gì.
Thế nhưng, với khuôn mặt cháy xám, thẹo lồi lõm như ác quỷ, cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch, không có người đàn ông tỉnh táo nào đủ can đảm làm tình nhân của cô.
Chán chường, tức giận, Cẩm Nhung càng lặn ngụp trong rượu chè. Mẹ của Cẩm Nhung vì buồn phiền mà sinh bệnh, rồi qua đời cuối năm 1964.
Cẩm Nhung càng lao sâu vào cuộc nghiện ngập cho quên đời, tài sản sau mấy năm kiếm được trong các vũ trường và cặp bồ với hàng tá nhân tình là sĩ quan, giờ cô tha hồ đập phá.
Bao nhiêu món đồ quý giá của cô cứ lần lượt ra đi, ban đầu là chiếc xe máy loại mới nhập cảng của Nhật Bản, sau đến các loại nữ trang, hột xoàn, vòng vàng... Cuối cùng, Cẩm Nhung bán nốt căn nhà với giá gần 200 lượng vàng để có tiền tiêu xài, cô và bà vú Sọ phải thuê nhà ở trọ.
Số tiền bán nhà rồi cũng cạn dần, ngày cô không còn đủ tiền để trả tiền thuê nhà cũng là ngày bà vú Sọ trung thành đổ bệnh nặng, không tiền chạy chữa, nên đã qua đời. Còn lại một mình không nơi nương tựa, không nghề nghiệp, đôi mắt mù lòa, cô vũ nữ lừng danh một thời chỉ còn biết đi ăn mày.
Ban đầu, Cẩm Nhung đi ăn xin trước chợ Bến Thành vào dịp tết năm 1969. Cô ngồi bên vệ đường, trên ngực đeo bức ảnh cô chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức, tay chìa ra xin lòng thương hại của người đi đường. Ban đầu người ta kéo tới xem Cẩm Nhung rất đông, cho tiền cô cũng nhiều. Có tiền, Cẩm Nhung tiếp tục nghiện ngập, đập phá.
Càng về sau, người Sài Gòn càng bớt cảm động về chuyện ăn xin của cô vũ nữ, càng ít cho tiền. Không thể ngồi xin một chỗ, Cẩm Nhung cầm gậy dò đường đi xin dọc theo đại lộ Lê Lợi, đường Tự Do, những lối đi một thời in dấu chân cô từ nhà tới vũ trường Kim Sơn.
Sau đó, Cẩm Nhung phải rời khỏi khu vực trung tâm Sài Gòn, đến chợ Bình Tây, chợ Bà Chiểu, cuối cùng là ngã tư Trần Quốc Thảo - Lý Chính Thắng, trước khi cô âm thầm rời Sài Gòn hoa lệ để về miền Tây xa xôi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận.
Ngày ấy, khi đã mù lòa, xấu xí, phải ra đường ăn xin kiếm sống, Cẩm Nhung nhờ người quen phóng to tấm ảnh cô chụp với người tình trung tá công binh Trần Ngọc Thức để đeo trước ngực, vừa để thiên hạ xót thương mà bố thí, vừa để “trả thù đời” đối với kẻ đã tệ bạc bỏ mặc cô đau đớn, bệnh tật, nghèo khó mà không một lời hỏi han, thăm viếng.
Ban đầu, sau khi Cẩm Nhung mang tấm ảnh mình và tay trung tá rất đẹp đôi trước ngực, mấy ngày sau có người lạ tới năn nỉ cô đừng trương tấm hình ấy ra nữa, bù lại họ cho cô số tiền kha khá.
Cẩm Nhung không chịu, họ cũng giật đại tấm ảnh, xong để lại trong ca ăn xin của cô một số tiền. Không chịu thua, Cẩm Nhung lại nhờ người thân phóng tấm ảnh khác để đeo, và lại bị họ giật. Sau đó, không chỉ bị giật hình ảnh, mà cô còn bị đánh đập gây thương tích, chỉ vì chuyện ôm tấm hình chụp chung với người tình cũ đi ăn xin khắp Sài Gòn.
Không sống được ở Sài Gòn, Cẩm Nhung âm thầm tìm ra bến xe Miền Tây để lên xe đò về bến phà Mỹ Thuận kiếm sống, vẫn với cái cách ngồi bên lề đường ăn xin, ngực treo tấm ảnh năm nào.
Tại đây, cô cũng bị người lạ giật tấm ảnh. Không chỉ vậy, ai đó đã nhân lúc cô đi ăn xin đã lẻn vào chỗ ở trọ, lục tung đồ đạc của cô, lấy đi tất cả hình ảnh cô chụp chung với người tình trung tá công binh.
Kể từ đó, Cẩm Nhung không còn ảnh chụp chung với Thức công binh, cô lấy tấm ảnh chân dung của riêng mình treo trước ngực để đi ăn xin, người đi đường cảm thương phận bạc của cô vũ nữ mà bố thí cho ít tiền giúp cô sống qua ngày trong mù lòa, cô độc.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Cẩm Nhung tiếp tục ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận. Nhưng sau đó chính quyền cách mạng dẹp nạn ăn xin để ổn định trật tự xã hội, Cẩm Nhung được đưa vào trung tâm nuôi người tàn tật. Không chịu được cuộc sống gò bó trong trung tâm, người phụ nữ mù đã lén bỏ trốn về Sài Gòn tiếp tục ăn xin.
Rồi cô lại bị “thu gom”, rồi lại trốn về tận Hà Tiên. Tại đây, Cẩm Nhung lúc thì đi ăn xin quanh quẩn các ngôi chùa, khi địa phương có chiến dịch “thu gom” người ăn xin, cô xin tá túc nhà chùa để được chén cơm, manh áo, vừa quét dọn sân chùa để khuây khỏa nỗi buồn trong cuộc đời bạc bẽo hơn vôi của cô.
Kể từ đó, dù tá túc trong nhà chùa hay ăn xin đó đây, Cẩm Nhung không còn đeo tấm hình “nữ hoàng vũ trường” của mình trước ngực nữa.
Trong những năm tháng Cẩm Nhung sau khi bị nạn lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn, cũng là lúc ở Sài Gòn xuất hiện bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ”. Các tác giả viết bài hát này vì xót thương số phận của cô vũ nữ Cẩm Nhung. Bài hát có đoạn:
Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người
Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi
Loài người vô tình giẫm nát thân em
Loài người vô tình giày xéo thân em
Loài người vô tình giết chết đời em...


Nguồn: laodong



Kỳ 11 (Cuối): Ly rượu mừng cay đắng


Những bóng hồng của dinh Độc Lập

Kỳ 11 (Cuối): Ly rượu mừng cay đắng
Ông Thiệu và phu nhân Mai Anh những ngày còn là chủ nhân dinh Độc Lập
Ảnh: tư liệu
  

Dinh Độc Lập đã nhiều lần mở đại tiệc với sự tham dự của các nhân vật cao cấp trong chính quyền Sài Gòn cùng phu nhân của họ, mà một trong các buổi tiệc đáng nhớ nhất được tổ chức trong vòng bảo mật ở dinh là vào cuối năm 1969 để chiêu đãi Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Nixon là Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất ghé thăm dinh Độc Lập trước năm 1975. Theo nhận định của giới quan sát chính trường Sài Gòn lúc bấy giờ và cả bà Mai Anh cùng những cộng sự thân tín của gia đình bà, thì chuyến thăm sẽ có tác dụng nâng cao uy tín Thiệu và mang ý nghĩa chính trị ngoại giao hữu ích vì thể hiện trước dư luận sự tiếp tục quan tâm và ủng hộ của Nhà Trắng đối với chế độ Sài Gòn. Do vậy, ông Thiệu lệnh chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng bữa tiệc tiếp Nixon.

Danh sách những bộ trưởng, tướng lĩnh cũng như những nhân vật đang có ảnh hưởng mạnh đến công luận đương thời cùng các phu nhân được cân nhắc, chọn lựa chu đáo để mời. Và tất cả khách mời đều chỉ được thông báo vài giờ trước khi chiếc máy bay trực thăng chuyên dụng chở Nixon đáp xuống trước dinh. Ở đó, trên vòng cung rộng thoáng của thềm và trước phòng Đại yến, các phu nhân với những trang phục hợp thời và trang sức lộng lẫy đứng sẵn, một số tựa như những đóa hồng nhung đỏ quý phái nổi bật dưới bộ tranh 7 bức chủ đề Sơn hà cẩm tú do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ, mỗi bức dài ngót hai thước treo dọc theo tường. 9 bộ đèn đôi trên tầng 3 và hệ thống đèn chiếu sáng khắp các tầng khác, đều được bật lên cùng lúc trước giờ vào tiệc. Ông Thiệu nâng cốc mời các vị khách quý đến từ Nhà Trắng và bữa tiệc diễn ra trang trọng...

Nhưng sau đó, ông Thiệu đã phải hứng chịu dư âm cay đắng của ly rượu mừng hôm ấy. Vì bữa đó Nixon và cố vấn đặc biệt là tiến sĩ Kissinger đã giấu Thiệu một điều quan trọng sắp diễn ra, họ giữ kín đến khi tiệc tàn và ra về im lặng. Ông Thiệu chẳng hay biết gì, vẫn nhiệt tình rời bàn tiệc bước xuống thềm để tiễn Nixon và Kissinger ra đến tận bãi đậu trực thăng ngoài sân cỏ và vẫy tay chào vui vẻ, nồng nàn. Mãi khi tiếng máy bay đã không còn nghe nữa, ông mới quay vào hân hoan nói với các vị khách còn lại rằng, Tổng thống Nixon vừa nhắc lại cam kết ủng hộ ông và đường lối hiện hành của chính quyền Sài Gòn. Nhưng không lâu sau, ông bàng hoàng biết sự thật không hoàn toàn như thế và rằng hôm đó, ngay sau khi rời dinh Độc Lập, cố vấn Kissinger với sự đồng ý của Tổng thống Nixon đã sửa soạn gấp gáp để bay tới Paris (Pháp), mở đầu những cuộc gặp gỡ và đàm phán mật với đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện ấy thông báo đến Thiệu một cách muộn màng khi Mỹ đã kết thúc cuộc gặp gỡ này. Thiệu lấy làm bẽ bàng, bực bội trước thái độ phớt lờ của Mỹ đối với mình.

Đó không phải là lần đầu Thiệu chua chát và ngao ngán trước vị trí quá phụ thuộc vào Mỹ của mình. Trước đó, vào cuối năm 1968, bà Mai Anh đã chứng kiến cảnh chồng la hét, khua bàn ghế, tức giận trong một đêm thức trắng khi Mỹ tuyên bố đơn phương ngừng oanh tạc miền Bắc và “mời Việt Cộng (Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) tham dự hòa đàm Paris mà không hỏi han hoặc thông báo cho mình (chính quyền Sài Gòn) biết trước chút nào”. Vừa to tiếng, bực dọc, ông vừa lay mạnh thành ghế, làm ghế ngã va vào bàn, khiến các ly cà phê do bà Mai Anh pha để sẵn bị rớt xuống sàn. Đêm thức trắng ấy có mặt Nguyễn Cao Kỳ (phó tổng thống) và tướng Vũ Ngọc Nhạ (cố vấn đặc biệt) tại dinh, cùng chờ nghe bản tin của đài BBC sẽ phát sáng sớm hôm sau về quyết định mới nhất của Tổng thống Mỹ (Johnson) mà họ không hề biết trước, như hồi ức của tướng Nhạ kể: “Thiệu và Kỳ không cởi áo ngoài ngồi ủ rủ, thỉnh thoảng lại ngủ gà ngủ gật, vợ Thiệu hết đi ra lại đi vào, hỏi ba người có thích dùng thêm thứ gì không. Tất cả đều lắc đầu. Trên bàn còn đầy những bánh trái mà không ai đụng tới. Thiệu đã mấy lần giục vợ đi ngủ. Bà hâm một ấm sâm để ba người cùng uống cho đỡ mệt, rồi đi về phòng mình”. Trời sáng cả ba lắng nghe BBC loan tin đặc biệt, nội dung: “Tổng thống Mỹ Johnson ngừng tất cả những cuộc oanh tạc và pháo kích trên toàn lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuộc hòa đàm nghiêm chỉnh sẽ được bắt đầu tại Paris ngày 6 tháng 11, với sự tham dự của Mặt trận Giải phóng miền Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa có thể tham dự. Lệnh ngừng oanh tạc và pháo kích có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng, tức 13 giờ quốc tế, hoặc 21 giờ địa phương ngày 1 tháng 11 năm 1968”. Dứt bản tin, Thiệu vùng đứng dậy, mặt đỏ tía tai nói lạc cả giọng, trách Mỹ, giận Johnson qua mặt mình, hòa đàm với Hà Nội không một lời báo trước, lại chính thức thông báo một cách hững hờ là chính quyền Sài Gòn “có thể tham dự”. Sao lại “có thể”? Nghĩa là dự cũng được, mà không dự cũng không sao!


Từ “đêm trắng” ấy về sau, đến ngày bà Mai Anh ra nước ngoài năm 1975, là một chuỗi dài những năm tháng Thiệu phải vất vả, cam go chống đỡ áp lực của quân giải phóng và của cả... Mỹ nữa! Điều ấy nhiều tài liệu đã đề cập và bàn luận rồi. Ở đây, xin nhắc thêm một nhân vật chắc hẳn bà Mai Anh khó quên, vì tên tuổi nhân vật ấy cũng gắn liền với dinh Độc Lập và các sự kiện lớn trong đời hoạt động của chồng bà. Đó là đại tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh thường được gọi thân mật là Big Minh (Minh bự), một phần do ông nặng đến 90 kg, cao 1,80m, phần khác để phân biệt với “Minh nhỏ” là tướng Trần Văn Minh (tư lệnh không quân ở miền Nam trước năm 1975). Tuy chồng bà và tướng Dương Văn Minh không sinh cùng ngày nhưng mất cùng năm, cũng vào mùa thu, cũng ở nơi xa xứ và cũng qua đời do bệnh tim mạch...

Nguồn: Thanhnienonline