Trần Lệ Xuân tổ chức lực
lượng phụ nữ bán quân sự
- Ảnh: Tư Liệu.
- Ảnh: Tư Liệu.
Theo mật lệnh của chính
quyền Sài Gòn, cao điểm của “kế hoạch nước lũ” là cùng lúc đồng loạt tấn công,
lục soát, bắt bớ tăng ni toàn miền Nam vào đêm 20.8.1963.
Đêm ấy bà Trần Lệ Xuân “đích thân lái xe, mặc trang phục cảnh sát dã chiến đến chỉ đạo, theo dõi cuộc tấn công chùa Xá Lợi vào nửa khuya nhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của lãnh đạo Ủy ban liên phái Phật giáo”. Đó là ghi nhận của cuốn Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh do các ông Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Hiền Đức, Trương Ngọc Tường, Cao Quảng Văn biên soạn. Tài liệu này cũng cho biết đêm 20.8, tại Sài Gòn, các chùa Ấn Quang, Kỳ Viên, Giác Minh, Từ Nghiêm, Từ Quang, Phổ Quang... đều bị công an mật vụ của Diệm - Nhu tràn ngập, vây đánh. Riêng ở chùa Xá Lợi, hồi ký chưa xuất bản của hòa thượng Thích Trí Quang, một trong những vị trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh, có đoạn: “Nói Sài Gòn mà chỉ nói Xá Lợi cũng đủ để hình dung tất cả.
Quân đội vòng ngoài, cảnh sát lái xe tải chờ sẵn, rồi lực lượng đặc biệt có công an phụ lực, tấn công vào chùa lúc 11 giờ đêm. Đạn thật, đạn giả, lựu đạn cay, phi pháo, rồ lên loạn xạ. Dùi cui và búa được dùng để đập phá cửa ngõ của chùa, đánh vào đầu, vào ngang lưng của tăng ni Phật tử. Chết chóc cũng có, bất tỉnh nhiều nhất, nhiều hơn nữa là lỗ đầu, u trán, sưng mặt, vẹo người, què tay chân. Khói lựu đạn cay và thuốc súng xông lên, bám hay xém vào y áo tăng ni Phật tử mà sau đó mười ngày (chở về giam) ở Rạch Cát mà vẫn còn nồng nặc. Các thầy Tâm Châu, Thiện Hoa, Hộ Giác, Đức Nghiệp, Giác Đức, Chánh Lạc, cụ Chánh Trí, đều bị còng tay điệu ra, tống lên xe tải hay xe nhỏ.
Ngài Hội chủ Thích Tịnh Khiết một bên trán bị đỏ và sưng lên thấy rõ, cũng bị điệu ra, lên một xe riêng. Còn tăng ni Phật tử, Nam tông cũng như Bắc tông, thương tích máu me, y áo tơi tả, vừa bị đánh đập, vừa bị lôi kéo, tống hết lên xe tải, đậu từ Xá Lợi ra đến đường Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM - NV). Đồ đạc Xá Lợi thì trên từ tòa sen của Phật xuống đến bất cứ cái gì, chúng nghi và ghét là đập phá. Chúng còn tịch thu, ăn cắp. May mà trước đó quả tim của ngài Quảng Đức và những gì trong tủ két đã được cụ Chánh Trí đưa gửi ngân hàng. Bản thảo một cuốn sách của tôi đang sửa chữa cũng được gửi theo”.
Công an, cảnh sát khi tấn công chùa Xá Lợi đã giở họa đồ đem theo để tìm chỗ trú của hòa thượng Thích Trí Quang ở tầng tháp, tìm đến đúng vị trí chỗ nằm, chỗ làm việc không sai. May là cách đó vài ngày vì đã nhường chỗ viết biểu ngữ chống Diệm - Nhu nên hòa thượng đã dời xuống hậu tẩm của chánh điện để ở nên thoát. Thoát là không bị truy hỏi đúng tên, đúng chức trách để “cách ly đặc biệt”, nhưng hòa thượng vẫn bị bắt trộn lẫn trong các tăng ni và bị đưa ra xe, chở về đồn Rạch Cát. Hòa thượng tìm cách thoát khỏi đồn, đến xin tị nạn chính trị tại Tòa đại sứ Mỹ. Sang ngày hôm sau 21.8, dư luận trong và ngoài nước rúng động khi hay tin “kế hoạch nước lũ” đã diễn ra trong bóng đêm.
Ngay hôm ấy, Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn là ông Vũ Văn Mẫu đã xuống tóc, cạo trọc đầu để phản đối chính quyền Diệm. Ông Diệm lên đài phát thanh vu khống Phật giáo là Cộng sản, chùa chiền chứa vũ khí, đạn dược, tài liệu âm mưu lật đổ chính phủ. Ngày 24.8, sinh viên, học sinh ra tuyên ngôn tranh đấu ủng hộ Phật giáo, các trường học ở Sài Gòn - Gia Định đóng cửa bãi khóa. Ngày 25.8, một cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trước chợ Bến Thành, cảnh sát kéo đến đông nghịt để ngăn chặn, đàn áp, làm nhiều người bị thương, 250 người bị bắt. Trong cuộc biểu tình ấy, cảnh sát đã bắn chết nữ sinh Quách Thị Trang; hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang viết: “Cháu Quách Thị Trang là nữ sinh trung học đệ nhất cấp, thuộc đoàn gia đình Phật tử Giác Minh.
Đêm hôm ông Diệm thiết quân luật (24.8) thì ngay sáng hôm sau cháu cùng một số Phật tử tức khắc trà trộn vào chợ Bến Thành, từ đó xông ra công trường trước chợ biểu tình. Cháu cầm biểu ngữ bằng tấm bảng, viết vội vàng: “Yêu cầu thả tăng ni Phật tử”. Cháu xông lên trước, hô lớn “phản đối đàn áp Phật giáo”, “đả đảo đánh phá chùa chiền”, cháu vừa hô vừa khóc. Phật tử cũng biểu tình, cũng hô, cũng khóc. Quần chúng trong chợ đổ ra, hô theo. Nhân viên công lực bấy giờ tàn bạo hết nói. Chúng có cái quyền “tiền trảm” mà không cần “hậu tấu”. Chúng bắn cháu chết tại chỗ, bắn ngay vào ngực của cháu. Rồi chúng bắn thật, bắn dọa, đánh đập hết cỡ, hành hung loạn xạ, vây bắt đem đi hết. Ở trong trại Rạch Cát ai nghe cũng ngậm ngùi, ứa nước mắt. Chỗ cháu bị bắn chết, sau này học sinh, sinh viên đặt tên là công trường Quách Thị Trang”.
Mức độ đàn áp theo kiểu “nước lũ” vẫn tiếp tục dâng cao trong những tuần tiếp đó. Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy tại Đại học Amiens (Pháp) ghi nhận: “Từ ngày 8.5 (pháp nạn ở Huế) đến đêm 20.8 (đỉnh cao “kế hoạch nước lũ”), chùa chiền trong khắp các thành phố lớn bị tấn công - các vị lãnh đạo Phật giáo cố giữ sự phản kháng trong bản chất thuần túy tôn giáo, về nội dung cũng như về hình thức. Về nội dung, họ chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Về hình thức, họ không làm gì khác ngoài biểu tình im lặng (bất bạo động), tuyệt thực, tự thiêu. Ở một chính thể khác, những nguyện vọng mà họ phát biểu có gì gay cấn đâu! Phật giáo, ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống, mà đòi bình đẳng tôn giáo nghe lạ đời! Nghe ngược tai! Người Mỹ, thấy yêu cầu chẳng có gì khó chấp nhận, đã khuyên ông Diệm hãy làm một cử chỉ hòa hoãn để tình hình lắng dịu, hòng tiếp tục tiến hành chiến tranh. Họ bứt tóc bứt tai, thấy chuyện đó đối với họ sao dễ thế mà đối với ông Diệm sao kinh thiên động địa thế! Nói với ông Diệm như nước đổ đầu vịt”. Vì thế Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan tình báo CIA đã lên tiếng.
Công văn và ghi chú của CIA (nằm trong các tài liệu mật được công bố sau này về giai đoạn trên) đã nhận định thẳng thừng: “Cách xử lý vấn đề (của Diệm - Nhu) phi lý, xuẩn ngốc, có khả năng khiến một biến cố địa phương ở Huế lớn lên thành một khủng hoảng chính trị. Nếu ông Diệm không đạt được một hòa hoãn nhanh chóng với Phật tử, vấn đề có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định chính trị và người Mỹ chúng ta sẽ phải xét lại toàn diện quan hệ với chế độ của ông ta”. Đó là tường trình gửi lên Chính phủ Mỹ, như một trong những hồi chuông báo tử đối với chế độ Diệm.
Đêm ấy bà Trần Lệ Xuân “đích thân lái xe, mặc trang phục cảnh sát dã chiến đến chỉ đạo, theo dõi cuộc tấn công chùa Xá Lợi vào nửa khuya nhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của lãnh đạo Ủy ban liên phái Phật giáo”. Đó là ghi nhận của cuốn Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh do các ông Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Hiền Đức, Trương Ngọc Tường, Cao Quảng Văn biên soạn. Tài liệu này cũng cho biết đêm 20.8, tại Sài Gòn, các chùa Ấn Quang, Kỳ Viên, Giác Minh, Từ Nghiêm, Từ Quang, Phổ Quang... đều bị công an mật vụ của Diệm - Nhu tràn ngập, vây đánh. Riêng ở chùa Xá Lợi, hồi ký chưa xuất bản của hòa thượng Thích Trí Quang, một trong những vị trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh, có đoạn: “Nói Sài Gòn mà chỉ nói Xá Lợi cũng đủ để hình dung tất cả.
Quân đội vòng ngoài, cảnh sát lái xe tải chờ sẵn, rồi lực lượng đặc biệt có công an phụ lực, tấn công vào chùa lúc 11 giờ đêm. Đạn thật, đạn giả, lựu đạn cay, phi pháo, rồ lên loạn xạ. Dùi cui và búa được dùng để đập phá cửa ngõ của chùa, đánh vào đầu, vào ngang lưng của tăng ni Phật tử. Chết chóc cũng có, bất tỉnh nhiều nhất, nhiều hơn nữa là lỗ đầu, u trán, sưng mặt, vẹo người, què tay chân. Khói lựu đạn cay và thuốc súng xông lên, bám hay xém vào y áo tăng ni Phật tử mà sau đó mười ngày (chở về giam) ở Rạch Cát mà vẫn còn nồng nặc. Các thầy Tâm Châu, Thiện Hoa, Hộ Giác, Đức Nghiệp, Giác Đức, Chánh Lạc, cụ Chánh Trí, đều bị còng tay điệu ra, tống lên xe tải hay xe nhỏ.
Ngài Hội chủ Thích Tịnh Khiết một bên trán bị đỏ và sưng lên thấy rõ, cũng bị điệu ra, lên một xe riêng. Còn tăng ni Phật tử, Nam tông cũng như Bắc tông, thương tích máu me, y áo tơi tả, vừa bị đánh đập, vừa bị lôi kéo, tống hết lên xe tải, đậu từ Xá Lợi ra đến đường Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM - NV). Đồ đạc Xá Lợi thì trên từ tòa sen của Phật xuống đến bất cứ cái gì, chúng nghi và ghét là đập phá. Chúng còn tịch thu, ăn cắp. May mà trước đó quả tim của ngài Quảng Đức và những gì trong tủ két đã được cụ Chánh Trí đưa gửi ngân hàng. Bản thảo một cuốn sách của tôi đang sửa chữa cũng được gửi theo”.
Công an, cảnh sát khi tấn công chùa Xá Lợi đã giở họa đồ đem theo để tìm chỗ trú của hòa thượng Thích Trí Quang ở tầng tháp, tìm đến đúng vị trí chỗ nằm, chỗ làm việc không sai. May là cách đó vài ngày vì đã nhường chỗ viết biểu ngữ chống Diệm - Nhu nên hòa thượng đã dời xuống hậu tẩm của chánh điện để ở nên thoát. Thoát là không bị truy hỏi đúng tên, đúng chức trách để “cách ly đặc biệt”, nhưng hòa thượng vẫn bị bắt trộn lẫn trong các tăng ni và bị đưa ra xe, chở về đồn Rạch Cát. Hòa thượng tìm cách thoát khỏi đồn, đến xin tị nạn chính trị tại Tòa đại sứ Mỹ. Sang ngày hôm sau 21.8, dư luận trong và ngoài nước rúng động khi hay tin “kế hoạch nước lũ” đã diễn ra trong bóng đêm.
Ngay hôm ấy, Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn là ông Vũ Văn Mẫu đã xuống tóc, cạo trọc đầu để phản đối chính quyền Diệm. Ông Diệm lên đài phát thanh vu khống Phật giáo là Cộng sản, chùa chiền chứa vũ khí, đạn dược, tài liệu âm mưu lật đổ chính phủ. Ngày 24.8, sinh viên, học sinh ra tuyên ngôn tranh đấu ủng hộ Phật giáo, các trường học ở Sài Gòn - Gia Định đóng cửa bãi khóa. Ngày 25.8, một cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra trước chợ Bến Thành, cảnh sát kéo đến đông nghịt để ngăn chặn, đàn áp, làm nhiều người bị thương, 250 người bị bắt. Trong cuộc biểu tình ấy, cảnh sát đã bắn chết nữ sinh Quách Thị Trang; hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang viết: “Cháu Quách Thị Trang là nữ sinh trung học đệ nhất cấp, thuộc đoàn gia đình Phật tử Giác Minh.
Đêm hôm ông Diệm thiết quân luật (24.8) thì ngay sáng hôm sau cháu cùng một số Phật tử tức khắc trà trộn vào chợ Bến Thành, từ đó xông ra công trường trước chợ biểu tình. Cháu cầm biểu ngữ bằng tấm bảng, viết vội vàng: “Yêu cầu thả tăng ni Phật tử”. Cháu xông lên trước, hô lớn “phản đối đàn áp Phật giáo”, “đả đảo đánh phá chùa chiền”, cháu vừa hô vừa khóc. Phật tử cũng biểu tình, cũng hô, cũng khóc. Quần chúng trong chợ đổ ra, hô theo. Nhân viên công lực bấy giờ tàn bạo hết nói. Chúng có cái quyền “tiền trảm” mà không cần “hậu tấu”. Chúng bắn cháu chết tại chỗ, bắn ngay vào ngực của cháu. Rồi chúng bắn thật, bắn dọa, đánh đập hết cỡ, hành hung loạn xạ, vây bắt đem đi hết. Ở trong trại Rạch Cát ai nghe cũng ngậm ngùi, ứa nước mắt. Chỗ cháu bị bắn chết, sau này học sinh, sinh viên đặt tên là công trường Quách Thị Trang”.
Mức độ đàn áp theo kiểu “nước lũ” vẫn tiếp tục dâng cao trong những tuần tiếp đó. Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy tại Đại học Amiens (Pháp) ghi nhận: “Từ ngày 8.5 (pháp nạn ở Huế) đến đêm 20.8 (đỉnh cao “kế hoạch nước lũ”), chùa chiền trong khắp các thành phố lớn bị tấn công - các vị lãnh đạo Phật giáo cố giữ sự phản kháng trong bản chất thuần túy tôn giáo, về nội dung cũng như về hình thức. Về nội dung, họ chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Về hình thức, họ không làm gì khác ngoài biểu tình im lặng (bất bạo động), tuyệt thực, tự thiêu. Ở một chính thể khác, những nguyện vọng mà họ phát biểu có gì gay cấn đâu! Phật giáo, ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống, mà đòi bình đẳng tôn giáo nghe lạ đời! Nghe ngược tai! Người Mỹ, thấy yêu cầu chẳng có gì khó chấp nhận, đã khuyên ông Diệm hãy làm một cử chỉ hòa hoãn để tình hình lắng dịu, hòng tiếp tục tiến hành chiến tranh. Họ bứt tóc bứt tai, thấy chuyện đó đối với họ sao dễ thế mà đối với ông Diệm sao kinh thiên động địa thế! Nói với ông Diệm như nước đổ đầu vịt”. Vì thế Bộ Ngoại giao Mỹ và cơ quan tình báo CIA đã lên tiếng.
Công văn và ghi chú của CIA (nằm trong các tài liệu mật được công bố sau này về giai đoạn trên) đã nhận định thẳng thừng: “Cách xử lý vấn đề (của Diệm - Nhu) phi lý, xuẩn ngốc, có khả năng khiến một biến cố địa phương ở Huế lớn lên thành một khủng hoảng chính trị. Nếu ông Diệm không đạt được một hòa hoãn nhanh chóng với Phật tử, vấn đề có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định chính trị và người Mỹ chúng ta sẽ phải xét lại toàn diện quan hệ với chế độ của ông ta”. Đó là tường trình gửi lên Chính phủ Mỹ, như một trong những hồi chuông báo tử đối với chế độ Diệm.
Nguồn: Thanhnienonline
No comments:
Post a Comment