Những bóng hồng của dinh Độc Lập
Kỳ 6: "Phủ đầu rồng" đón những phu nhân mới
Kỳ 6: "Phủ đầu rồng" đón những phu nhân mới
Dinh Độc Lập ngay sau cuộc
ném bom năm 1962
Ảnh: Tư liệu
Ảnh: Tư liệu
Sau ngày bị ném bom vào năm 1962, dinh Độc Lập được Tổng thống Diệm ra
lệnh xây mới và sau khi hoàn thành, nơi đây thường được gọi là "Phủ đầu
rồng"...
Dinh Độc Lập bắt đầu được xây cách đây hơn 140 năm, chính thức khánh thành năm 1883 với tên gọi dinh Norodom (dinh Thống đốc) là nơi làm việc và trú ngụ của nhiều đời toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Đến năm 1954, đại tướng Paul Ely làm lễ trao dinh Norodom cho ông Ngô Đình Diệm.
Và sau đó, Tổng thống Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập với tuyên bố: "Dầu (tình cảnh nghiệt ngã) thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ sống chết trong khu nhà cổ kính này". Nhưng ông chỉ sống ở đó qua 8 năm, rồi buộc phải ra lệnh san bằng dinh Độc Lập để xây mới sau biến cố quân sự ngày 27.2.1962. Ngày đó, bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu đã thoát chết khi hai chiếc máy bay chiến đấu AD-6 xuất phát từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất bất thần lao đến tấn công dinh, ném bom và làm hư hại nặng phía trái của dinh.
Đỗ Mậu, nguyên thiếu tướng Giám đốc An ninh quân đội Sài Gòn, quan sát nơi bom thả, đã sớm nhận định: hai phi công bỏ bom chỉ muốn giết vợ chồng Ngô Đình Nhu chứ không có ý sát hại ông Diệm. Là vì, nơi bom thả chỉ nhằm vào chỗ ở của vợ chồng Nhu nằm phía trái dinh Độc Lập. Bà Trần Lệ Xuân chỉ bị xây xát nhẹ ở mặt do vôi gạch vỡ tung văng trúng, ông Nhu không hề hấn gì. Thực hiện vụ đánh bom là hai sĩ quan phi công Sài Gòn Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử.
Sau cuộc ném bom, ông Diệm dời phủ tổng thống sang dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP.HCM), để xây lại dinh Độc Lập theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã là Ngô Viết Thụ. Mãi đến năm 1966 mới hoàn thành dinh Độc Lập mới, với tên gọi bên lề là "Phủ đầu rồng" dưới thời Tổng thống Thiệu. Vì sao báo chí và công chúng gọi dinh Độc Lập mới là "Phủ đầu rồng"?
Câu trả lời liên quan đến việc xây hồ Con Rùa được những nhà nghiên cứu biên soạn cuốn Lịch sử Sài Gòn thời kỳ 1945 - 1975 do Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai chủ biên, giải thích như sau: "Ông Thiệu lấy quốc huy là con rồng để thể hiện quyền uy sức mạnh như rồng của chính phủ Sài Gòn do Thiệu làm tổng thống (...). Cũng từ khi mang tên Phủ đầu rồng, các thầy tướng số lại tán rằng dinh Độc Lập là cái đầu của con rồng lớn, còn đuôi của nó kéo dài tới tận công trường Chiến sĩ ở ngã tư đường Duy Tân - Trần Quý Cáp (nay là khu vực giao lộ của các con đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM), muốn yên vị ở Phủ đầu rồng thì phải xây cái hồ chỗ công trường Chiến sĩ để "trấn yểm" đuôi con rồng, không cho nó quậy phá ảnh hưởng đến ngôi vị (chức tổng thống của ông Thiệu) ở đầu rồng.
Nghe lời, chính quyền Thiệu cho đập phá tượng đài Chiến sĩ trận vong của Pháp để lại, xây trên đó một cái hồ, trong đó có một con rùa bằng đồng nằm dưới chân tháp cao. Thế là chỉ sau mấy tháng, một công viên mới ra đời với một công trình kiến trúc lạ xuất hiện, làm chức năng "yểm quái, trấn quậy", yểm hộ cho người đứng đầu chế độ Sài Gòn, mong giữ yên nền cai trị của chính phủ đang ngự trị ở dinh Độc Lập" (sđd, tr.148).
Nơi cao nhất của dinh Độc Lập mới gọi là "Lầu tĩnh tâm", mà theo hồi ức của tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, có tên chữ Hán "Thiên phương tĩnh tâm lâu", không bịt kín bằng cửa gương như nhiều phòng ở các tầng dưới, mà để thông gió, chung quanh chống đỡ bằng những hàng cột nhỏ.
Đứng tại đó nhìn bốn phía sẽ thấy Sài Gòn hiện ra với những đường phố dài, những dãy nhà nhấp nhô, ẩn hiện dưới lùm cây xanh ngắt: "Ý đồ của nhà kiến trúc (Ngô Viết Thụ) là muốn cho nhà lãnh đạo quốc gia sau giờ mệt nhọc vì việc nước, sẽ lên đây tìm giây phút thư thái khi phóng tầm mắt ra bốn phương trời, trong bầu không khí trên cao tĩnh lặng. Nhưng những viên tướng mới lên cầm quyền (Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và cộng sự trẻ) tính tình còn hiếu động, ưa giải trí sau giờ làm việc bên bàn mạt chược hay bàn bi-da, hơn là đứng trầm tư ở một nơi chỉ có mình giữa trời với đất. Họ đã biến căn lầu này thành một sàn nhảy, dành cho những vũ hội trong dinh".
Từ đó, Lầu tĩnh tâm đón nhiều phu nhân các bộ trưởng, các viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, cũng như vợ các tướng lĩnh mới được phong, đến bày những cuộc vui. Họ có mặt trong trang phục sang trọng bên cạnh phu nhân tổng thống Thiệu - mà ông Thiệu thường gọi thân mật, dân dã là "bà Sáu".
Chính ở đó, trong dạ tiệc, lúc vui miệng một số sinh hoạt kín đáo liên quan đến các "phu nhân" được ai đó lỡ lời nói ra, như hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ chép rõ: "Nhiều bà vợ của những người đang có quyền lúc bấy giờ đã không cưỡng lại được sự cám dỗ của món tiền hối lộ khi họ có thể thuyết phục được chồng họ (với vị trí và quyền lực của người chồng) giúp đỡ bạn bè của họ, đặc biệt là trong vấn đề bắt quân dịch (đi lính đánh trận). Số tiền 100.000 đồng mà các bà vợ nêu trên nhận được mỗi khi họ giúp cho một người con (hoặc cháu) của bạn mình khỏi bị gọi đi lính - đã trở thành một giá tiền phổ biến đến mức mà các bà đánh xì phé lớn với nhau - mỗi khi đi tiền thêm, đã nói: "Tôi tố thêm một tân binh quân dịch (tức 100.000 đồng)!".
Cũng ở khu vực Lầu tĩnh tâm, Nguyễn Cao Kỳ đã đụng chạm với phu nhân Tổng thống Thiệu trong việc đi lại dinh Độc Lập bằng máy bay trực thăng riêng của ông (Kỳ). Bà Thiệu nói: "Cả nhà tôi không ăn, không ngủ được vì cái máy bay của ông Kỳ. Có thủ tướng, phó tổng thống nào (như ông Kỳ) lại tự lái máy bay đưa vợ, đưa bồ đi chơi, đi làm việc hàng ngày! Ông nhà tôi (Tổng thống Thiệu), đêm nào cũng phải làm việc khuya, sáng thường ngủ trễ, đang ngon giấc thì máy bay ông Kỳ tới ầm ầm ngay trên đầu. Tôi cũng sắp mắc bịnh thần kinh vì ổng! Trong khuôn viên thiếu chi chỗ hạ máy bay, mà cứ nhằm ngay xuống đầu người ta mà đáp!".
Những câu nói tương tự như trên của các phu nhân về mỗi việc riêng của họ không ít lần đã làm các ông chồng có vai vế trong dinh Độc Lập phải mệt mỏi lắng nghe, cùng lúc với tiếng súng giao tranh ở vùng ven đô Sài Gòn và những mệnh lệnh đột ngột mang tính áp đặt từ tòa Đại sứ Mỹ ngày ngày vang tới.
Nguồn: Thanhnienonline
Dinh Độc Lập bắt đầu được xây cách đây hơn 140 năm, chính thức khánh thành năm 1883 với tên gọi dinh Norodom (dinh Thống đốc) là nơi làm việc và trú ngụ của nhiều đời toàn quyền Pháp tại Đông Dương. Đến năm 1954, đại tướng Paul Ely làm lễ trao dinh Norodom cho ông Ngô Đình Diệm.
Và sau đó, Tổng thống Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập với tuyên bố: "Dầu (tình cảnh nghiệt ngã) thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ sống chết trong khu nhà cổ kính này". Nhưng ông chỉ sống ở đó qua 8 năm, rồi buộc phải ra lệnh san bằng dinh Độc Lập để xây mới sau biến cố quân sự ngày 27.2.1962. Ngày đó, bà Trần Lệ Xuân và ông Ngô Đình Nhu đã thoát chết khi hai chiếc máy bay chiến đấu AD-6 xuất phát từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất bất thần lao đến tấn công dinh, ném bom và làm hư hại nặng phía trái của dinh.
Đỗ Mậu, nguyên thiếu tướng Giám đốc An ninh quân đội Sài Gòn, quan sát nơi bom thả, đã sớm nhận định: hai phi công bỏ bom chỉ muốn giết vợ chồng Ngô Đình Nhu chứ không có ý sát hại ông Diệm. Là vì, nơi bom thả chỉ nhằm vào chỗ ở của vợ chồng Nhu nằm phía trái dinh Độc Lập. Bà Trần Lệ Xuân chỉ bị xây xát nhẹ ở mặt do vôi gạch vỡ tung văng trúng, ông Nhu không hề hấn gì. Thực hiện vụ đánh bom là hai sĩ quan phi công Sài Gòn Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử.
Sau cuộc ném bom, ông Diệm dời phủ tổng thống sang dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP.HCM), để xây lại dinh Độc Lập theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã là Ngô Viết Thụ. Mãi đến năm 1966 mới hoàn thành dinh Độc Lập mới, với tên gọi bên lề là "Phủ đầu rồng" dưới thời Tổng thống Thiệu. Vì sao báo chí và công chúng gọi dinh Độc Lập mới là "Phủ đầu rồng"?
Câu trả lời liên quan đến việc xây hồ Con Rùa được những nhà nghiên cứu biên soạn cuốn Lịch sử Sài Gòn thời kỳ 1945 - 1975 do Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai chủ biên, giải thích như sau: "Ông Thiệu lấy quốc huy là con rồng để thể hiện quyền uy sức mạnh như rồng của chính phủ Sài Gòn do Thiệu làm tổng thống (...). Cũng từ khi mang tên Phủ đầu rồng, các thầy tướng số lại tán rằng dinh Độc Lập là cái đầu của con rồng lớn, còn đuôi của nó kéo dài tới tận công trường Chiến sĩ ở ngã tư đường Duy Tân - Trần Quý Cáp (nay là khu vực giao lộ của các con đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân, Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM), muốn yên vị ở Phủ đầu rồng thì phải xây cái hồ chỗ công trường Chiến sĩ để "trấn yểm" đuôi con rồng, không cho nó quậy phá ảnh hưởng đến ngôi vị (chức tổng thống của ông Thiệu) ở đầu rồng.
Nghe lời, chính quyền Thiệu cho đập phá tượng đài Chiến sĩ trận vong của Pháp để lại, xây trên đó một cái hồ, trong đó có một con rùa bằng đồng nằm dưới chân tháp cao. Thế là chỉ sau mấy tháng, một công viên mới ra đời với một công trình kiến trúc lạ xuất hiện, làm chức năng "yểm quái, trấn quậy", yểm hộ cho người đứng đầu chế độ Sài Gòn, mong giữ yên nền cai trị của chính phủ đang ngự trị ở dinh Độc Lập" (sđd, tr.148).
Nơi cao nhất của dinh Độc Lập mới gọi là "Lầu tĩnh tâm", mà theo hồi ức của tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, có tên chữ Hán "Thiên phương tĩnh tâm lâu", không bịt kín bằng cửa gương như nhiều phòng ở các tầng dưới, mà để thông gió, chung quanh chống đỡ bằng những hàng cột nhỏ.
Đứng tại đó nhìn bốn phía sẽ thấy Sài Gòn hiện ra với những đường phố dài, những dãy nhà nhấp nhô, ẩn hiện dưới lùm cây xanh ngắt: "Ý đồ của nhà kiến trúc (Ngô Viết Thụ) là muốn cho nhà lãnh đạo quốc gia sau giờ mệt nhọc vì việc nước, sẽ lên đây tìm giây phút thư thái khi phóng tầm mắt ra bốn phương trời, trong bầu không khí trên cao tĩnh lặng. Nhưng những viên tướng mới lên cầm quyền (Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và cộng sự trẻ) tính tình còn hiếu động, ưa giải trí sau giờ làm việc bên bàn mạt chược hay bàn bi-da, hơn là đứng trầm tư ở một nơi chỉ có mình giữa trời với đất. Họ đã biến căn lầu này thành một sàn nhảy, dành cho những vũ hội trong dinh".
Từ đó, Lầu tĩnh tâm đón nhiều phu nhân các bộ trưởng, các viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, cũng như vợ các tướng lĩnh mới được phong, đến bày những cuộc vui. Họ có mặt trong trang phục sang trọng bên cạnh phu nhân tổng thống Thiệu - mà ông Thiệu thường gọi thân mật, dân dã là "bà Sáu".
Chính ở đó, trong dạ tiệc, lúc vui miệng một số sinh hoạt kín đáo liên quan đến các "phu nhân" được ai đó lỡ lời nói ra, như hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ chép rõ: "Nhiều bà vợ của những người đang có quyền lúc bấy giờ đã không cưỡng lại được sự cám dỗ của món tiền hối lộ khi họ có thể thuyết phục được chồng họ (với vị trí và quyền lực của người chồng) giúp đỡ bạn bè của họ, đặc biệt là trong vấn đề bắt quân dịch (đi lính đánh trận). Số tiền 100.000 đồng mà các bà vợ nêu trên nhận được mỗi khi họ giúp cho một người con (hoặc cháu) của bạn mình khỏi bị gọi đi lính - đã trở thành một giá tiền phổ biến đến mức mà các bà đánh xì phé lớn với nhau - mỗi khi đi tiền thêm, đã nói: "Tôi tố thêm một tân binh quân dịch (tức 100.000 đồng)!".
Cũng ở khu vực Lầu tĩnh tâm, Nguyễn Cao Kỳ đã đụng chạm với phu nhân Tổng thống Thiệu trong việc đi lại dinh Độc Lập bằng máy bay trực thăng riêng của ông (Kỳ). Bà Thiệu nói: "Cả nhà tôi không ăn, không ngủ được vì cái máy bay của ông Kỳ. Có thủ tướng, phó tổng thống nào (như ông Kỳ) lại tự lái máy bay đưa vợ, đưa bồ đi chơi, đi làm việc hàng ngày! Ông nhà tôi (Tổng thống Thiệu), đêm nào cũng phải làm việc khuya, sáng thường ngủ trễ, đang ngon giấc thì máy bay ông Kỳ tới ầm ầm ngay trên đầu. Tôi cũng sắp mắc bịnh thần kinh vì ổng! Trong khuôn viên thiếu chi chỗ hạ máy bay, mà cứ nhằm ngay xuống đầu người ta mà đáp!".
Những câu nói tương tự như trên của các phu nhân về mỗi việc riêng của họ không ít lần đã làm các ông chồng có vai vế trong dinh Độc Lập phải mệt mỏi lắng nghe, cùng lúc với tiếng súng giao tranh ở vùng ven đô Sài Gòn và những mệnh lệnh đột ngột mang tính áp đặt từ tòa Đại sứ Mỹ ngày ngày vang tới.
Nguồn: Thanhnienonline
No comments:
Post a Comment