Những bóng hồng của dinh Độc Lập
Kỳ 8: Bà Mai Anh và những viên thuốc ngủ bọc đường
Kỳ 8: Bà Mai Anh và những viên thuốc ngủ bọc đường
Một số chính khách lui tới dinh Độc Lập cho rằng bà Nguyễn Thị Mai Anh - phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - là người biết cách ứng xử chừng mực, kín đáo. Bà là người luôn để ý chăm sóc hạnh phúc gia đình, vậy mà đã có lần bà lén bỏ thuốc ngủ vào thức uống của chồng...
Bà Mai Anh xuất thân từ
một gia đình Công giáo giàu có và nổi tiếng ở miền Nam, trong khi gia cảnh ông
Thiệu không lấy gì làm sung túc và ông lại là em út trong gia đình 7 anh chị
em.
Từ nhỏ, ông Thiệu đã phải vất vả đi bán từng cái bánh ú, bánh đậu phụng ngào đường để kiếm thêm tiền sinh nhai. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, nhà ông thường nấu bánh tét để cúng tổ tiên theo tục lệ và tín ngưỡng của người theo đạo Phật ở Phan Rang. Sau khi ông và bà Mai Anh cưới nhau năm 1951, ông đã cải đạo sang Công giáo và từng nói với tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ tại dinh Độc Lập: “Tôi bao giờ cũng sẵn sàng nghe theo lời khuyến cáo của các cha”.
Là con chiên ngoan đạo, cả bà Mai Anh lẫn ông Thiệu đã lắng nghe thông điệp của Giáo hoàng Phao-lô đệ lục phát đi từ Vatican trước tình hình đàn áp Phật giáo của Diệm - Nhu lúc bấy giờ: “Giáo hoàng biểu lộ sự chú tâm và đau đớn theo dõi các biến cố bi thảm đương giày vò nhân dân Việt Nam, và giáo hoàng ngày càng lo âu, cầu nguyện cho tất cả mọi người (trong và ngoại đạo ở Việt Nam) sẽ sống trong mối hợp tác khoan dung và sự tương kính lẫn nhau về các quyền tự do tín ngưỡng và tình huynh đệ tương thân”.
Vợ chồng ông Thiệu cũng biết linh mục Lê Quang Oánh từng bày tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của Phật giáo qua quyết tâm thư gửi từ Đà Lạt: “Chúng tôi lên án “tội bất công” (của Diệm - Nhu) đã giết hại đồng bào vô tội. Thật là tàn bạo, dã man, phản dân chủ, phản tự do, phản đạo đức, làm nhục cho quốc thể Việt Nam cộng hòa”.
Cũng vậy, mục sư Donald Harrington trong buổi giảng tại thánh đường New York ở Mỹ đã phát biểu: “Người (bồ tát Thích Quảng Đức) đã làm cho mỗi người Hoa Kỳ phải đi tìm linh hồn của người và làm cho Chính phủ Hoa Kỳ biết rằng, trừ phi chính phủ Sài Gòn thực thi ngay quyền bình đẳng tôn giáo đối với Phật giáo, nếu không tất cả mọi viện trợ của Hoa Kỳ đều nên chấm dứt tức khắc”.
Trước thông điệp của Vatican và tinh thần ủng hộ Phật giáo, chống Diệm - Nhu của các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Hàn Quốc..., ông bà Nguyễn Văn Thiệu không khỏi suy nghĩ để chọn lựa một thái độ thích đáng. Nên khi đại diện của Hội đồng Quân nhân lật đổ Diệm - Nhu bí mật đến gặp để giao nhiệm vụ, ông Thiệu đã đồng ý hợp tác. Và với cương vị đại tá Tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh đóng tại Biên Hòa, ông được chỉ định trực tiếp cầm quân đánh vào dinh Tổng thống của ông Diệm (dinh Gia Long).
Có thể nói, đó là mũi tấn công quyết định để kết thúc số phận của nền “đệ nhất cộng hòa” và sự sống còn của hai ông Diệm - Nhu (lúc này bà Trần Lệ Xuân đã ra nước ngoài). Có thể bà Mai Anh “chạnh lòng” phần nào đối với sinh mệnh của các ông Diệm - Nhu (?), và băn khoăn trước nhiệm vụ khó khăn của chồng mình, nên bà muốn trì hoãn việc tiến quân của chồng bằng cách bỏ thuốc ngủ vào thức uống của ông Thiệu.
Cách làm thô sơ này được TS Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của Tổng thống Thiệu, và Jerrold L.Schecter ghi lại trong hồ sơ mật “Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập” khá rõ: “Vào đêm đảo chính, nhiệm vụ của Thiệu là chiếm dinh Tổng thống. Vợ ông ta (bà Mai Anh) vì muốn bảo vệ chồng nên đã bỏ thuốc ngủ vào cà phê của chồng. Nhưng Thiệu vẫn thức dậy được và mặc dù không đứng vững nổi, ông ta đã đến đánh chiếm dinh Tổng thống, dầu hơi muộn màng. Vì lúc ấy, Diệm và Nhu đã đến chỗ lánh nạn ở Chợ Lớn, tại nhà một nhà buôn người Hoa tên là Mã Tuyên ở đường Đốc Phủ Thoại. Ngôi biệt thự đã được trang bị một hệ thống liên lạc khẩn cấp, và một trong những máy điện thoại được nối với hệ thống điện thoại ở dinh Tổng thống để khi Diệm nói chuyện với các tướng trong đêm khuya thì họ không biết ông Diệm đã không còn ở trong dinh nữa. Đội phòng vệ dinh Tổng thống đã tiếp tục chiến đấu suốt đêm mà không hề biết rằng lãnh tụ của họ đã ra đi”.
Khi ấy, ông Thiệu vẫn ra lệnh tấn công quyết liệt và chiếm dinh Tổng thống vào rạng sáng 1.11.1963. Khi tràn vào, quân của ông đã lùng sục lấy đi nhiều đồ cổ của ông Diệm, các chai rượu ngoại của ông Nhu. Đồ trang sức và trang phục của bà Trần Lệ Xuân, những thứ gì đem bán lấy tiền được đều bị vơ vét. Để đối phó, ông Thiệu ra lệnh dùng roi da đánh phạt những người lính bị bắt quả tang trong khi cướp bóc. Khi quay về trụ sở Bộ Tổng tham mưu và thấy chiếc xe bọc thép từ phía Chợ Lớn chạy về đậu trước sân, ông Thiệu cùng các sĩ quan cao cấp của Hội đồng Quân nhân đảo chính ra lệnh mở cửa sau của xe bọc thép, thấy lộ ra xác chết của hai ông Diệm và Nhu bị lỗ chỗ vết đạn và vết lưỡi lê đâm, “Thiệu sửng sốt, ngậm ngùi ngã mũ cúi chào trước hai thi thể”. Về sau này, ông Thiệu bảo: “Nếu khi tấn công vào dinh Gia Long, gặp anh em Tổng thống Diệm - Nhu, tôi sẽ đưa họ về trụ sở Bộ Tổng tham mưu trên một chiếc xe Jeep mui trần, như thế chẳng ai dám giết họ công khai như vậy”.
Khi đã là tổng thống, hằng năm vào ngày 1.11, ông Thiệu ra lệnh tổ chức lễ quốc khánh trọng thể khắp miền Nam như một “ngày hội quốc gia”. Cũng ngày đó, bà Mai Anh và ông Thiệu âm thầm tưởng niệm người đã khuất, như tài liệu TS Nguyễn Tiến Hưng và Schecter đã ghi: “Thiệu cùng vợ tổ chức riêng một lễ tưởng niệm Tổng thống Diệm ở đền thờ trong dinh Độc Lập và cầu nguyện cho linh hồn họ yên nghỉ. Cuộc lễ được linh mục riêng của Thiệu cử hành và ông linh mục đã hỏi suy nghĩ của ông Thiệu (vào dịp lễ này) và nghe trả lời: “Chúng tôi cầu mong cho linh hồn của ngài (Ngô Đình Diệm) mau được lên thiên đàng và mong ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi (Nguyễn Văn Thiệu và gia quyến, thuộc hạ) trong giờ phút khó khăn này. Như thế Thiệu đang an ủi cho Diệm trong thế giới bên kia và cầu nguyện cho cả Diệm lẫn... chính mình nữa”.
Vì sao vậy?
Bà Nguyễn Thị Mai Anh và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nghe người ta gán cho chế độ Ngô Đình Diệm từ "độc tài" hoặc "gia đình trị". Nhưng thật ra, dùng chữ "toàn trị" (totalitarisme) thì chính xác hơn (...). Là vì trong 9 năm cầm quyền (1954 - 1963), ông Diệm đã đưa toàn thể xã hội vào trong guồng máy của đảng Cần lao Nhân vị của Phong trào Cách mạng quốc gia, của Thanh niên cộng hòa, của Phụ nữ liên đới...
Mọi người dân và lãnh đạo của mọi cấp, thuộc dân sự cũng như quân sự, đều phải nằm trong một tổ chức nào đó, mà tổ chức ấy nếu không phải của ông Diệm lập ra thì là của ông Nhu, nếu không phải của ông Nhu thì cũng là của bà Nhu, nếu không phải của bà Nhu thì cũng là của ông Ngô Đình Cẩn, nếu không phải của ông Cẩn thì cũng là của ông Ngô Đình Thục, nếu không phải của một ông thì cũng là của nhiều ông, cả phần xác lẫn phần hồn...
Từ nhỏ, ông Thiệu đã phải vất vả đi bán từng cái bánh ú, bánh đậu phụng ngào đường để kiếm thêm tiền sinh nhai. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, nhà ông thường nấu bánh tét để cúng tổ tiên theo tục lệ và tín ngưỡng của người theo đạo Phật ở Phan Rang. Sau khi ông và bà Mai Anh cưới nhau năm 1951, ông đã cải đạo sang Công giáo và từng nói với tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ tại dinh Độc Lập: “Tôi bao giờ cũng sẵn sàng nghe theo lời khuyến cáo của các cha”.
Là con chiên ngoan đạo, cả bà Mai Anh lẫn ông Thiệu đã lắng nghe thông điệp của Giáo hoàng Phao-lô đệ lục phát đi từ Vatican trước tình hình đàn áp Phật giáo của Diệm - Nhu lúc bấy giờ: “Giáo hoàng biểu lộ sự chú tâm và đau đớn theo dõi các biến cố bi thảm đương giày vò nhân dân Việt Nam, và giáo hoàng ngày càng lo âu, cầu nguyện cho tất cả mọi người (trong và ngoại đạo ở Việt Nam) sẽ sống trong mối hợp tác khoan dung và sự tương kính lẫn nhau về các quyền tự do tín ngưỡng và tình huynh đệ tương thân”.
Vợ chồng ông Thiệu cũng biết linh mục Lê Quang Oánh từng bày tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của Phật giáo qua quyết tâm thư gửi từ Đà Lạt: “Chúng tôi lên án “tội bất công” (của Diệm - Nhu) đã giết hại đồng bào vô tội. Thật là tàn bạo, dã man, phản dân chủ, phản tự do, phản đạo đức, làm nhục cho quốc thể Việt Nam cộng hòa”.
Cũng vậy, mục sư Donald Harrington trong buổi giảng tại thánh đường New York ở Mỹ đã phát biểu: “Người (bồ tát Thích Quảng Đức) đã làm cho mỗi người Hoa Kỳ phải đi tìm linh hồn của người và làm cho Chính phủ Hoa Kỳ biết rằng, trừ phi chính phủ Sài Gòn thực thi ngay quyền bình đẳng tôn giáo đối với Phật giáo, nếu không tất cả mọi viện trợ của Hoa Kỳ đều nên chấm dứt tức khắc”.
Trước thông điệp của Vatican và tinh thần ủng hộ Phật giáo, chống Diệm - Nhu của các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện (Myanmar), Thái Lan, Hàn Quốc..., ông bà Nguyễn Văn Thiệu không khỏi suy nghĩ để chọn lựa một thái độ thích đáng. Nên khi đại diện của Hội đồng Quân nhân lật đổ Diệm - Nhu bí mật đến gặp để giao nhiệm vụ, ông Thiệu đã đồng ý hợp tác. Và với cương vị đại tá Tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh đóng tại Biên Hòa, ông được chỉ định trực tiếp cầm quân đánh vào dinh Tổng thống của ông Diệm (dinh Gia Long).
Có thể nói, đó là mũi tấn công quyết định để kết thúc số phận của nền “đệ nhất cộng hòa” và sự sống còn của hai ông Diệm - Nhu (lúc này bà Trần Lệ Xuân đã ra nước ngoài). Có thể bà Mai Anh “chạnh lòng” phần nào đối với sinh mệnh của các ông Diệm - Nhu (?), và băn khoăn trước nhiệm vụ khó khăn của chồng mình, nên bà muốn trì hoãn việc tiến quân của chồng bằng cách bỏ thuốc ngủ vào thức uống của ông Thiệu.
Cách làm thô sơ này được TS Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của Tổng thống Thiệu, và Jerrold L.Schecter ghi lại trong hồ sơ mật “Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập” khá rõ: “Vào đêm đảo chính, nhiệm vụ của Thiệu là chiếm dinh Tổng thống. Vợ ông ta (bà Mai Anh) vì muốn bảo vệ chồng nên đã bỏ thuốc ngủ vào cà phê của chồng. Nhưng Thiệu vẫn thức dậy được và mặc dù không đứng vững nổi, ông ta đã đến đánh chiếm dinh Tổng thống, dầu hơi muộn màng. Vì lúc ấy, Diệm và Nhu đã đến chỗ lánh nạn ở Chợ Lớn, tại nhà một nhà buôn người Hoa tên là Mã Tuyên ở đường Đốc Phủ Thoại. Ngôi biệt thự đã được trang bị một hệ thống liên lạc khẩn cấp, và một trong những máy điện thoại được nối với hệ thống điện thoại ở dinh Tổng thống để khi Diệm nói chuyện với các tướng trong đêm khuya thì họ không biết ông Diệm đã không còn ở trong dinh nữa. Đội phòng vệ dinh Tổng thống đã tiếp tục chiến đấu suốt đêm mà không hề biết rằng lãnh tụ của họ đã ra đi”.
Khi ấy, ông Thiệu vẫn ra lệnh tấn công quyết liệt và chiếm dinh Tổng thống vào rạng sáng 1.11.1963. Khi tràn vào, quân của ông đã lùng sục lấy đi nhiều đồ cổ của ông Diệm, các chai rượu ngoại của ông Nhu. Đồ trang sức và trang phục của bà Trần Lệ Xuân, những thứ gì đem bán lấy tiền được đều bị vơ vét. Để đối phó, ông Thiệu ra lệnh dùng roi da đánh phạt những người lính bị bắt quả tang trong khi cướp bóc. Khi quay về trụ sở Bộ Tổng tham mưu và thấy chiếc xe bọc thép từ phía Chợ Lớn chạy về đậu trước sân, ông Thiệu cùng các sĩ quan cao cấp của Hội đồng Quân nhân đảo chính ra lệnh mở cửa sau của xe bọc thép, thấy lộ ra xác chết của hai ông Diệm và Nhu bị lỗ chỗ vết đạn và vết lưỡi lê đâm, “Thiệu sửng sốt, ngậm ngùi ngã mũ cúi chào trước hai thi thể”. Về sau này, ông Thiệu bảo: “Nếu khi tấn công vào dinh Gia Long, gặp anh em Tổng thống Diệm - Nhu, tôi sẽ đưa họ về trụ sở Bộ Tổng tham mưu trên một chiếc xe Jeep mui trần, như thế chẳng ai dám giết họ công khai như vậy”.
Khi đã là tổng thống, hằng năm vào ngày 1.11, ông Thiệu ra lệnh tổ chức lễ quốc khánh trọng thể khắp miền Nam như một “ngày hội quốc gia”. Cũng ngày đó, bà Mai Anh và ông Thiệu âm thầm tưởng niệm người đã khuất, như tài liệu TS Nguyễn Tiến Hưng và Schecter đã ghi: “Thiệu cùng vợ tổ chức riêng một lễ tưởng niệm Tổng thống Diệm ở đền thờ trong dinh Độc Lập và cầu nguyện cho linh hồn họ yên nghỉ. Cuộc lễ được linh mục riêng của Thiệu cử hành và ông linh mục đã hỏi suy nghĩ của ông Thiệu (vào dịp lễ này) và nghe trả lời: “Chúng tôi cầu mong cho linh hồn của ngài (Ngô Đình Diệm) mau được lên thiên đàng và mong ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi (Nguyễn Văn Thiệu và gia quyến, thuộc hạ) trong giờ phút khó khăn này. Như thế Thiệu đang an ủi cho Diệm trong thế giới bên kia và cầu nguyện cho cả Diệm lẫn... chính mình nữa”.
Vì sao vậy?
Bà Nguyễn Thị Mai Anh và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nghe người ta gán cho chế độ Ngô Đình Diệm từ "độc tài" hoặc "gia đình trị". Nhưng thật ra, dùng chữ "toàn trị" (totalitarisme) thì chính xác hơn (...). Là vì trong 9 năm cầm quyền (1954 - 1963), ông Diệm đã đưa toàn thể xã hội vào trong guồng máy của đảng Cần lao Nhân vị của Phong trào Cách mạng quốc gia, của Thanh niên cộng hòa, của Phụ nữ liên đới...
Mọi người dân và lãnh đạo của mọi cấp, thuộc dân sự cũng như quân sự, đều phải nằm trong một tổ chức nào đó, mà tổ chức ấy nếu không phải của ông Diệm lập ra thì là của ông Nhu, nếu không phải của ông Nhu thì cũng là của bà Nhu, nếu không phải của bà Nhu thì cũng là của ông Ngô Đình Cẩn, nếu không phải của ông Cẩn thì cũng là của ông Ngô Đình Thục, nếu không phải của một ông thì cũng là của nhiều ông, cả phần xác lẫn phần hồn...
GS Cao Huy Thuần
Nguồn: Thanhnienonline
chuyện tần tảo đời thường của con người là điều tốt ,ai cũng phải lo cái ăn cái mặc...con cái biết lo chung với gia đình là người con hiếu thảo , một tấm gương học tập ( chuyện của Tổng Thống Thiệu về tần tảo mưu sinh thuở nhỏ ) các thế hệ trẻ Việt Nam phải noi theo !!! có gì đâu ???? tôi thông cảm với ông ta !!!
ReplyDelete